Công Trình " Nhà Của Mẹ ''



 NHÀ CỦA MẸ

I.   LÝ DO CHỌN CÔNG TRÌNH “NHÀ CỦA MẸ”  

Điều khiến nhóm mình lựa chọn công trình này là nó đến từ những cảm xúc, ý muốn của từng thành viên trong nhóm về một công trình mang giá trị ý nghĩa cho gia đình cũng như cho bản thân, đông thời cả nhóm cũng hướng đến những sự tối giản trong công trình. Và công trình “ Nhà của mẹ” đã được nhóm mình lựa chọn.

II.   NỘI DUNG

Chủ đầu tư của ngôi nhà là anh Nguyễn Quang Tâm và được thiết kế bởi hai kiến trúc sư trẻ: Trịnh Hải Long và Nguyễn Minh Thủy

Ý tưởng thiết kế: “tạo nên một ngôi nhà vừa mang hồn việt dung dị, vừa thân thiện, kết hợp lối sống tối giản tiện nghi, hiện đại khi sử dụng, là kiến trúc bình yên mà chúng mình hướng tới”.

Đầu tiên thì sẽ đến  với câu chuyện của chủ đầu tư, điều đã khiến cả nhóm mình quyết định lựa chọn công trình này.

Anh Tâm chia sẻ rằng: "Bố anh mắc bệnh hiểm nghèo từ lúc anh 3 tuổi, mẹ là người vừa lo chạy chữa cho bố vừa nuôi anh ăn học. Ngày bố mất, gia đình không còn gì, tất cả mọi thứ từ ngôi nhà cũ cũng đã bán hết để chữa bệnh cho bố. Để duy trì cuộc sống, mẹ anh ra Hà Nội làm kiếm tiền nuôi gia đình. Thương mẹ vất vả, năm 17 tuổi anh vào Sài Gòn để lập nghiệp. Sau 10 năm lập nghiệp xa nhà Tâm muốn mẹ chuyển vào Sài Gòn sống cùng mình nhưng mẹ từ chối. Hiểu được nguyện vọng của mẹ Tâm liền nghĩ đến việc xây cho mẹ 1 căn nhà để mẹ được hưởng chút hạnh phúc từ vật chất lúc tuổi già, để bù đắp 1 phần những cực nhọc trước đó mẹ đã phải gánh chịu".


Hình ảnh mẹ anh Tâm và anh Tâm đang đi du lịch

1.     Ý tưởng thiết kế

Là một mẫu nhà cấp 2 Truyền thống gần gũi. 

Mong muốn của chủ đầu tư: một ngôi nhà cảm giác gần gũi như ở trong ngôi nhà cũ trước đây, công năng vừa đủ sử dụng, ở góc nào cũng nhìn thấy nhau. Bếp tiện lợi để mẹ gia chủ thoải mái nấu nướng cho mọi người. Nhà cũng không xây kín cổng cao tường để hàng ngày mẹ có thể tiếp đón hàng xóm, bạn bè…

Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành về thiết kế kiến trúc ‘’XANH’’ KTS Trịnh Hải Long, Nguyễn Minh Thủy đã mang đến một “hơi thở” cho công trình, với quan niệm cho đi và nhận lại 2 vị KTS đã đặt tâm huyết vào như là thiết kế cho chính bản thân.

Nhà của mẹ mang thiết kế chứa đầy sự bình yên, gợi lại miền ký ức thời thơ ấu cùng với cảm hứng từ nếp nhà nông thôn truyền thống, gợi nhắc về căn nhà thời thơ ấu chứa đầy kỷ niệm mà đã phải bán đi khi xưa của anh Tâm.

2.     Quá trình thiết kế

Quy hoạch: nằm trên một khu đất hình chữ nhật với diện tích 150m2 tiếp giáp với 2 bên là hàng xóm, KTS quyết định sử dụng kết cấu không gian xốp. mở ra những khoảng rỗng đan xen với mặt bằng như hiên và thông tầng, cả những hướng ánh sáng vào nhà, làm ngôi nhà không bị thiếu nắng trong ngôi nhà sẽ như đang tự “ thở “.

Điều đầu tiên ta thấy ở ngôi nhà là hàng rào đá, qua một thời gian cây cỏ mọc xen vào vào bức tường đá tạo nên một vẻ đẹp rất là tự nhiên ngoài ra việc xây bức tường thấp cũng thể hiện được tính tình của gia chủ là hiếu khách, nhiệt tình, cởi mở cho thấy được sự hiện đại mà không quá cầu kỳ một vẻ đẹp tối giản.

Phần sân nhà cũng được thi công một cách tối giản nhất, phần mái hiên không kết thúc theo 1 điểm thông thường mà nếp gấp nhẹ tạo nên điểm nhấn riêng cho phần sân cũng như cả ngôi nhà vừa mang tính áp dụng, phục vụ thói quen của gia chủ thường ra sân vào buổi trưa chiều thì phần  vào mái hiên dốc lên che đi cái nắng cũng như để đóng gió vào nhà. Chất liệu mái không sử dụng loại mái ngói truyền thống ngoài ra nếp gấp nhẹ ở mái hiên cũng giúp thu hết nước về một phía và chảy xuống chiếc chum đặt trong sân nhà làm cho khu vườn không bị đọng nước. 

Khi nhìn từ ngoài vào ta nghĩ ngôi nhà có kích thước khá nhỏ nhưng nếu được bước vào trong ta sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái vì sự rộng rãi của ngôi nhà. căn nhà vừa đủ công năng gồm 2 phòng ngủ,1 phòng thờ, một phòng giặt phơi và 3 nhà vệ sinh. Phòng khách nối với phòng ăn và bếp bằng một khoản vườn nhỏ như là giếng trời. Bếp và phòng khách đều có hướng nhìn ra vườn. ngôi nhà còn được sử dụng rất nhiều kính, để tạo cảm giác rộng rãi bù đấp sự nhỏ hẹp về không gian của ngôi nhà. Không gian nội thất bên trong được thiết kế thoáng đãng, với những ô kính lớn tạo nên các khung hình cho người sống trong ngôi nhà có thể bắt trọn được phần thiên nhiên cây xanh bao phủ xung quanh, cảm nhận các hiệu ứng ánh sáng. 

Anh Tâm và mẹ là người rất yêu thiên nhiên, yêu cây cối, muốn nhà là nơi để về. Mọi sinh hoạt trong nhà đều có cảm giác yên bình thư thái, nhưng phải đảm bảo riêng tư. Vì vậy, KTS đã bố trí 1 khoảng vườn nhỏ giữa nhà, vừa để ngăn cách nhẹ giữa phòng khách và bếp, mà lại đảm bảo được yếu tố thiên nhiên, kín đáo, mọi vị trí của ngôi nhà đều có thể hướng góc nhìn ra khu vườn đó. Và việc khu vườn ở sân trong được sử dụng những loại cây truyền thống của người Việt như cây bưởi,  cây chuối mang giá trị tinh thần cao trên nền ngói làng mũi hài với hệ thống đèn chiếu sáng đã tạo nên lớp loang trang trí thấp thoáng hồn Việt giữa nét hiện đại và cổ xưa đã mang lại cho ngôi nhà cảm giác vừa giản dị, vừa được trân trọng như một phòng trưng bày thiên nhiên ở giữa ngôi nhà. Nhắc đến cây chuối, cây bưởi như nhắc đến cả hồn cốt của người Việt.

Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu vừa gói vào vừa mở ra. Gói vào ở các không gian chức năng và mở ra ở những khoảng xanh cần thiết để lấy được nhiều nhất ánh sáng và không khí vào ngôi nhà. Và việc ngôi nhà được mở ra ba khoảng trống như hiên, sân trong và sân thượng như một cái điều ác giúp tất cả các phòng trong ngồi nhà đều được chăm sóc và tự thở được. Chính các khoảng trống này cũng là nơi ra vào của gió.  Sự hòa quyện giữa gió, ánh sáng và cây xanh kết hợp với những cảm xúc về không gian đã làm cho ngôi nhà trở nên rộng rãi, thoáng mát hơn.

Trên tầng 2 có một căn gác mái nhỏ được thể hiện theo phong cách tối giản và hiện đại. Chiếc giường tròn có thể giúp chủ nhà vừa đọc sách, xem ti vi hoặc dùng các bữa ăn nhẹ trong chính căn phòng này. chủ đầu tư còn đặc biệt quan trọng nhà tắm, anh muốn nơi đó không phải chỉ để tắm, mà còn là 1 nơi thư giãn lấy lại năng lượng sau 1 ngày làm việc vất vả. Do đó, nhà tắm được thiết kế theo phong cách tối giản với vật liệu terrazzo khiêm nhường nhưng mang lại tính thẩm mỹ vượt trội và được bố trí ở vị trí có view nhìn ra cánh đồng cỏ bất tận. Sau lớp cửa kính lớn phòng tắm là hệ rèm gỗ chớp ngang. Bên ngoài cánh đồng cũng vô cùng rộng mà lại không phải cánh đồng canh tác nên vẫn đảm bảo riêng tư và kín đáo.

Đứng từ ngoài vào ta có thể nhìn thấy được phần hở giữa mái nhà. Đây chính là lối ra của gió, gió được hút theo chiều thẳng đứng của không gian thông tầng kết hợp với các cửa kính tạo ra khoảng đối lưu thông gió tự nhiên làm cho ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn. Và đây cũng chính là phần sân thượng với diện tích khá lớn giúp chủ nhà có thể lên hóng mát, uống trà, trò chuyện và thư giãn.

Vật liệu: toàn bộ ngôi nhà đều được mang màu xám,các vật liệu sử dụng trong công trình đều là vật liệu kiểu cũ, vừa quen vừa lạ. Ngói mũi hài ốp dọc tường như cánh chim hạc, tường rào nhốt đá suối để cây cỏ có thể sinh trưởng qua thời gian, gạch ốp từ làng cổ Bát Tràng, gạch họa tiết hoa sen thời Lý,... Hệ thực vật cũng được lựa chọn cẩn thận, là những loại cây quen thuộc với văn hoá người Việt như cây bưởi, cây chuối,...để mẹ cảm thấy gần gũi, gắn bó trong ngôi nhà của mình. Cách sử dụng vật liệu như này cũng khiến cho ngôi nhà vừa có nét giản dị đồng thời cũng tạo được điểm nhấn cho ngôi nhà. 

Đây là một phong cách thiết kế được hình thành từ nhiều phong cách khác nhau bao gồm phong cách Vintage, phong cách Retro, và các sự kết hợp của màu sắc, kết cấu tạo nên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thoải mái theo ý thích của cá nhân. Việc Kết hợp sử dụng đồ nội thất gỗ với độ bền cao, kết cấu vững chãi, khả năng chịu va đập tốt. Đồng thời việc kết hợp hài hòa giữa màu sơn và đường vân gỗ mộc mạc cũng đem lại không gian ấm cúng, gần gũi và không kém phần hiện đại. Ngoài ra hương thơm đặc trưng tỏa ra từ chất liệu gỗ cũng là điểm cộng lớn ghi dấu ấn độc đáo cho căn nhà, tạo cảm giác dễ chịu, thư thái cho người sử dụng. 

Tuy nhiên, việc sử dụng đồ nội thất gỗ cũng mang lại nhiều hạn chế. cũng như các bất kỳ các đồ gia dụng khác, đồ nội thất gỗ cũng mất đi độ sáng bóng sau thời gian dài sử dụng. vì vậy. phải thường xuyên bôi dầu, đánh bóng để làm tăng tuổi thọ cho đồ nội thất.

3.     Quá trình thi công

Bởi vì sử dụng những vật liệu kiểu xưa cũ nên trong quá trình thi công đội ngũ cũng gặp phải một số khó khăn vì ở vùng quê, những vật liệu xây dựng không có đúng như bản thiết kế.  Gia chủ cùng KTS đã phải thu thập vật liệu hoàn thiện từ nhiều nơi khác nhau như gạch mua ở làng Bát Tràng, ngói mũi hài ở Quảng Ninh, thậm chí về vùng ngoại ô của Hà Nội để tìm đến xưởng làm thủ công bồn tắm. Một số đồ đạc cũng được đặt từ TP. Hồ Chí Minh chuyển ra nên mất nhiều thời gian và công sức.  

Sau khi hoàn thiện ngôi nhà, các kts cũng có chia sẻ: “Với tôi, không có mẫu số chung cho kiến trúc ở miền quê nông thôn. Bởi vì tôi nghĩ, mỗi công trình là một sự  sáng tạo. Nhiều yếu tố tác động từ điều kiện tự nhiên, văn hóa vùng miền, cá tính của chủ nhà….sẽ cho ra những đáp án khác nhau. Kiến trúc cổ truyền của Việt Nam rất đẹp. Tuy nhiên nhu cầu nhà ở hiện nay ngoài dáng dấp làng quê, còn cần có sự tiện nghi của khoa học kỹ thuật thời đại mới. Do đó tôi muốn tạo ra những ngôi nhà vừa mang hồn Việt dung dị, hiền lành, vừa kết hợp với lối sống tối giản, hiện đại, tiện nghi cho người sử dụng. Đó là sự an yên mà tôi hướng tới”. 

Ưu điểm của ngôi nhà:  thoáng mát, chan hòa ánh sáng tự nhiên, có sự tương tác không gian giữa các phòng trong ngôi nhà. Ban ngày không cần bật đèn, không khí bốn mùa điều hòa mát mẻ, không gian tuy mở nhưng vẫn là nhà một khối liền đảm bảo sự riêng tư cho gia chủ.

Hạn chế: Phần sân thượng rộng với kết cấu không gian mở sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, phải thường xuyên lau dọn. một phần mẹ anh Tâm cũng có tuổi nên leo lên leo xuống sẽ có nhiều khó khăn.

Việc có không gian vườn trong nhà có thể gây khó khăn cho gia chủ trong việc chăm sóc cây. vì thực sự phải có người ‘hợp’ với cây mới có thể chăm sóc tốt được. mỗi loại cây có một chu trình phát triển khác nhau nên đòi hỏi gia chủ cũng phải có kĩ năng và kiến thức đủ tốt trong việc chăm sóc cây trồng. Ngoài ra cây cối có độ ẩm nhất định ở trong lá và trong đất, nên đây luôn là điểm thu hút của các loài côn trùng nhỏ. Mình khó kiểm soát được toàn bộ cây cối khi có côn trùng “ghé thăm”.

Để hạn chế những việc này gia chủ có thể bổ sung kiến thức cho việc chăm sóc cây trồng còn về việc xử lý côn trùng chúng ta có thể giảm thiểu lượng nước đọng trong không gian vườn của mình. giữ cho vườn sạch sẽ và sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng để giảm thiểu côn trùng gây hại.

"Nhà của mẹ" là công trình Việt mang thiết kế đặc biệt, được khơi gợi cảm hứng từ chính câu chuyện cảm động của mẹ con gia chủ, đồng thời là món quà, là sự báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của con trai đã lớn dành cho mẹ. Từ đó, KTS đã kể lại câu chuyện cảm động bằng ngôn ngữ kiến trúc, cố gắng truyền tải những tâm tình, lòng hiếu thảo vào từng đường nét của ngôi nhà. 


 





Dưới đây là một video về công trình Nhà của mẹ


0 Nhận xét