Triết học là gì? Những vấn đề cơ bản của triết học

    Con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Đối với Mac "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội."

   Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.

     Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong tiếng Anh, triết học được gọi là Philosophy. Nguồn gốc của từ này xuất phát từ hai từ “philo” và “sophia”. “Philo” tức là “yêu”, “sophia” nghĩa là “trí tuệ”, là “chân lý”. “Philosophy” là bộ môn mà người ta cùng nhau đi tìm cái gọi là “chân lý”, “sự đúng đắn”.

Sơ đồ tư duy hệ thống Chương I 



Sơ đồ tư duy hệ thống Chương II 


Sơ đồ tư duy hệ thống Chương III

Đối tượng của Triết học là gì?

      Quá trình xác định đối tượng của triết học sẽ tùy vào thời kỳ trong lịch sử:Thời cổ đại (Thế kỷ V TCN - IV): triết học cổ đại được xem là đỉnh cao của nền văn minh Hy Lạp, được xem là “khoa học của các khoa học”. Các triết gia cổ đại quan tâm đến 2 vấn đề chính: mối liên hệ giữa nguyên nhân - hệ quả và bản chất, khởi thủy của thế giới tồn tại. Triết học cổ đại cũng quan tâm đến con người.Thời Trung cổ (Thế kỷ V - XV): đời sống tinh thần của con người chịu sự thống trị của thần học Kitô giáo, nên triết học bị ảnh hưởng nặng nề. Một trong những mâu thuẫn đáng chú ý của triết học trong thời kỳ này chính là giữa đức tin và lý trí.Thời phục hưng (Thế kỷ XIV -XVI): đối tượng của triết học không còn chỉ là tự nhiên mà đã được mở rộng ra thêm con người và xã hội.Thời cận đại (Thế kỷ XVII - XVIII): đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật, mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Trí thức của con người ngày càng phát triển, các ngành khoa học khác dần dần độc lập tách ra khỏi triết học. Các quy luật tự nhiên, tư duy, xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu của triết học. Triết học cổ điển Đức: Đỉnh cao của quan niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học” Triết học Mác: Trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Mục tiêu môn học

1.   1. Kiến thức

     Môn triết giúp ta có khả năng tư duy tốt hơn, có chiều sâu, nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau, rèn cho bản thân lối sống khoa học, có nhiều phương pháp học tập khoa học, đúng đắn. Triết học là môn có liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau vậu nên khi ta giỏi được môn này thì bản than chúng ta cũng đa năng hơn trong nhiều loại hình công việc, ngành nghề.

2.   2. Kỹ năng

     - Ngày nay khi làm việc nhóm đã dần trở thành xu hướng làm việc được ưa chuộng thì kỹ năng làm việc nhóm là điều mỗi cá nhân nên trang bị cho mình từ sớm. Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực với các thành viên khác để hoàn thành tốt đẹp các mục tiêu chung.

     Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng cá nhân, thu nạp kiến thức, kinh nghiệm của người khác cho bản thân đồng thời mang lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể và cá nhân.- Tư duy phản biện cho phép bạn đưa ra quyết định tốt hơn, sáng suốt hơn, tìm thêm được nhiều khía cạnh hoặc ý tưởng mới có thể giúp đạt kết quả tốt hơn.

- Tự tin diễn đạt trước đám đông và khả năng sáng tạo trong quá trình học, đưa ra được nhiều phương pháp học tập cũng như quản lý thời gian cho từng công việc một cách khoa học.

3.   3. Thái độ và trách nhiệm

- Cần có một thái độ cầu tiến 

- luôn học hỏi không ngừng

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao từ phía giảng viên và từ nhóm

- Có sự tôn trọng với giảng viên và các thành viên